tháng 1 2014 ~ NEM CHUA HẢI ÂU

Admin

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

CÁCH LÀM NEM CHUA THANH HÓA



Khi nói tới Thanh Hóa là nói đến mảnh đất anh hùng địa linh nhân kiệt, nhưng không chỉ có vậy mà người dân nơi đây đã gửi tặng cho chúng ta một món ăn có hương vị đặc biệt món ăn đặc sản "nem chua thanh hóa"

Mặc dù đã khá nổi tiếng trên toàn quốc thậm trí cả thế giới, tuy nhiên ko ai ai cũng biết cách làm được món nem chua đặc biệt của Xứ Thanh này.

Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ một chút kiến thức để các bạn có thể tự tay làm món nem chua ngon chiêu đãi bạn bè và người thân!

Nem chua thanh hóa

Cách làm nem chua thanh hóa:
1. Nguyên liệu cần chuẩn bị:

- Lá chuối: lá chuối gói nem tốt nhất là lá chuối ngự vừa xanh vừa dầy, bởi trong quá trình vận chuyển và lưu giữ nem vẫn tiếp tục lên men cho đến khi “chín” ăn được.

- Giấy bóng: dùng để bọc thân nem nếu bạn muốn bảo quản dài ngày

- Giây chun: dùng để buộc khi gói nem xong

- Lá đing lăng (hoặc lá ổi)

- Tỏi (thường là 2 củ ) thái lát mỏng tùy khẩu vị bạn có thể cho tỏi ít hoặc nhiều

- Ớt: cũng tùy người ăn mà cho

- Thịt lợn(heo) nạc mông: 1kg

- Thính gạo: 100gr

- Bì lợn (heo): 200gr

- Phụ gia khác: muối, đường, tiêu, nước mắn cốt cá, bột năng (tạo độ giòn rắn & kết dính cho nem)

2. Cách làm và chế biến nem chua thanh hóa

                           cách làm nem chua
- Thịt khi đem giã, xay vẫn còn hơi nóng phả ra. Tuyệt đối không thể để thịt nguội vì nếu thịt nguội người ta coi thịt như thịt “chết”. Thịt nóng mới có độ bóng cũng như sự kết dính trong quá trình ủ lên men.

- Cạo lông bì lợn (làm nem phải cạo lông chín) nghĩa là người ta dội nước sôi lên phần da lợn và cẩn thận cạo lông bì. Như thế lông mới sạch và những mùi hôi cũng hết. Để có những sợi bì trong, ngon như ý, ta phải cạo thật sạch tất cả những phần mỡ còn sót lại trên bì cho tới khi thấy lớp bì trở nên mỏng, trắng tinh trong suốt thì được. Bì càng làm kỹ bao nhiêu thì khi thái chỉ, bì càng giòn và dai bấy nhiêu. Tiến hành thái chỉ bì.

- Tiếp đến chúng ta cần trộn hai hỗn hợp này(thịt và bì) lại với nhau cùng các loại gia vị: muối, bột ngọt, đường, nước mắm cốt cá, ớt , tỏi, tiêu, thính, bột năng...

- Sau đó mang hỗn hợp thịt trên ra chia nhỏ thành những mảng nhỏ dài khoảng 7cm và to bằng ngón tay cái để đóng gói. Chúng ta cũng có thể làm cái nem to như gói giò lụa.

- Quấn lá đinh lăng (lá ổi) bên ngoài, bọc lá chuối 6-7 lớp và dùng dây chun buộc lại

- Để nơi thoáng mát 3-5 ngày là nem chín có thể đem ra ăn được.




Cách làm nem chua thanh hóa
Chúc các bạn thành công!

Nghề Làm Nem Chua Xứ Thanh

... Độc đáo, sáng tạo, cần mẫn các nghệ nhân xứ Thanh với sự khéo léo đã thổi hồn vào những chiếc nem nhỏ nhắn, xinh xắn gói trong mình hương vị rất riêng của quê Thanh, tạo nên sức hấp dẫn đến kỳ lạ thỏa mãn được khẩu vị của nhiều người mà không phải vùng nào cũng có được. Để rồi khi đặt chân lên mảnh đất xứ Thanh du khách không quên nhắc đến đặc sản nem chua làm quà cho bạn bè cùng người thân.





Làm nem đã trở thành nghề truyền thống và là niềm tự hào của người dân xứ Thanh. Nghề làm nem hình thành và phát triển ở thành phố Thanh Hoá bắt đầu từ những thập niên 70 của thế kỷ XX. Lúc đầu chỉ có 4-5 cơ sở sản xuất kinh doanh nem như nem của bà Thường ở cống Tân An, nem của bà Năm ở Trường Thi... Đến nay, để đáp ứng nhu cầu của khách gần xa các cơ sở sản xuất chế biến và kinh doanh nem chua đã hình thành nhiều hơn, những quán nem nổi tiếng như: nem Cây Đa, nem VIP, nem Cương Dũng...


Vào cửa ngõ Thanh Hóa là du khách đã bắt gặp những cửa hàng bán đặc sản nem chua ở Bỉm Sơn, cầu Tào Xuyên, Hàm Rồng, nhà ga hay bến xe... mà ai đi qua cũng muốn nếm thử hương vị của những chiếc nem xinh xắn. Người dân xứ Thanh vào Nam ra Bắc, dù bận trăm công nghìn việc, dù mang vác nặng nề cũng cố đem vài chục chiếc để cho người nhà hoặc biếu người thân. Ngày lễ Tết hoặc cưới xin, nem chua trở thành món ngon không thể thiếu. Ngày Tết kèm với những cặp bánh chưng xanh, những chiếc giò là những xâu nem chua mời khách đến chơi nhà thưởng thức.


Làm nem ngon phải có bí quyết gia truyền. Nem được làm bằng thịt lợn nạc được lọc kỹ để bỏ gân, đem thái thật mỏng cho vào cối giã nhỏ mịn. Giã thịt là khâu đòi hỏi kỹ thuật công phu và sức khỏe, phải giã thật nhanh thật đều. Thành phần chủ đạo thứ hai là bì lợn được cạo thật sạch, luộc chín thái chỉ nhỏ như miến sợi. Bì lợn đã thái nhỏ đem trộn với thịt nạc xay, nêm muối tinh rang khô, nước mắm ngon, mì chính hạt tiêu và thính. Thính là thành phần quan trọng làm nên hương vị riêng của từng loại nem. Thính được làm từ gạo, gạo đem rang chín vàng thơm rồi xay thật nhỏ. Cách tra thính nhiều hay ít, sớm hay muộn, cũng là bí quyết riêng của từng nhà nem. Tất cả được ủ một thời gian để lên men. Sau đó thịt được vê tròn thành từng viên hình trụ hoặc tròn. Người làm nem khéo léo lót một nhánh lá đinh lăng bánh tẻ nhỏ rồi dùng lá chuối gói lại sao cho chặt và kín. Đáp ứng khẩu vị của thực khách đặt hàng, nem chua còn được lót đôi ba lát tỏi mỏng và ít lát ớt



Khâu gói cũng đòi hỏi kỹ thuật, lá chuối tươi rửa sạch, tước bỏ phần dọc lá, xé nhỏ thành nhiều loại từ 3 đến 5 cm, lá nhỏ bên trong, lá to bên ngoài phải gói nhiều lớp lá để bảo vệ nem và giữ hương vị. Tuỳ theo thời tiết có thể ăn nem, mùa hè thì độ 5 tiếng đã có nem ăn, mùa đông thì có thể 1 đến 2 ngày tuỳ từng khẩu vị của mỗi người. Nem chua xứ Thanh thường được chấm với tương ớt, các vị ngọt - chua - cay hoà quyện vào nhau chẳng dễ gì mà quên được.


Nem chua Thanh Hoá vừa ngon, vừa rẻ nhưng có điều rất lạ và hay là có thể làm đồ nhắm, cũng có khi ăn với cơm. Tiện hơn cả là ở đâu ta cũng có thể nhấm nháp hương vị hấp dẫn của nó. Thật khó mà tả được cảm xúc của những người con xứ Thanh xa quê khi cầm trên tay những quả nem chua thì hình ảnh quê hương lại gợi về gần gũi thân quen biết nhường nào!

Facebook Twitter Delicious Stumbleupon

 
Design by Nem Chua Thanh Hóa | NEM CHUA HẢI ÂU